Chăn nuôi Ngựa bạch

Một con ngựa bạch Việt Nam

Ở Trung Quốc, ngựa Bạch được tuyển chọn nuôi thành các trang trại gia đình, chọn lọc nhân thuần, khai thác tinh bảo tồn ngựa bạch nhạn. Ngựa bạch là loài thuộc dạng quý hiếm. Ở Việt Nam, giống ngựa bạch tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở 3 tỉnh Đông Bắc là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. Có 70-80% ngựa tại đây sinh sản tự nhiên. Viện chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp điều tra từng công bố số lượng ngựa bạch Việt Nam còn 300 con[11] trong khi Hội Chăn nuôi Việt Nam thì cho rằng còn khoảng 500 con ngựa bạch.[7] Trại ngựa trắng Bá Vân là nơi nuôi dưỡng hơn 100 con ngựa bạch thuần chủng đạt tiêu chuẩn được nghiên cứu chăm sóc đặc biệt và nhân giống bảo tồn nguồn gen ngựa quý của Việt Nam, việc chăm sóc giống ngựa bạch Việt Nam không quá cầu kỳ, chỉ tốn nhiều thời gian, hàng ngày ngựa ăn cỏ lúc 10h và 17h, đến 14h ăn cám, vào mùa đông lạnh thì hạn chế tắm và thả rông. Ngựa nuôi 10 tháng là trưởng thành, nuôi thêm 1 năm có thể sinh sản, do đặc thù ngựa bạch Việt Nam nhỏ nên trang trại đã nuôi thêm ngựa Tây Tạng để cải tạo nhân giống.[11]

Ngựa bạch ở Việt Nam có xuất xứ là ngựa Cao Bằng. Giống ngựa Cao Bằng được nuôi nhiều nhất ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng SơnCao Bằng. Ngựa bạch Cao Bằng nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150–180 kg, nuôi ngựa bạch Cao Bằng vừa dễ ở chỗ ngựa bạch ăn được tất cả các loại cỏ, bệnh tật rất ít, thường chỉ mắc các bệnh thông thường như đầy hơi, chướng bụng, hoàn toàn dễ chữa khỏi. Tuy nhiên chúng thích nghi với thời tiết mùa hè kém hơn nhiều so với trâu, bò, ngựa bạch là giống không chịu được trời quá nóng.[12] Việt Nam hiện đã xuất hiện giống ngựa bạch Tây Tạng của Trung Quốc, hay cả loài ngựa bạch rất to lớn của Mông Cổ (ngựa Mông Cổ[2].

Người ta cũng lai giống ngựa bạch Việt Nam với giống ngựa bạch Tây Tạng, ngựa Tây Tạng con trưởng thành có thể nặng đến 350 kg, gấp đôi ngựa bạch Cao Bằng của Việt Nam. Ngựa bạch Tây Tạng có giá cả trăm triệu đồng một con. Với những con ngựa bạch trưởng thành nặng trên 300 kg,vào thời điểm năm 2013 có giá khoảng 200 triệu/con. Do quen sống ở xứ lạnh như vùng cao nguyên Tây Tạng nên giống ngựa bạch này về Việt Nam gặp thời tiết nóng của mùa hè là rất dễ chết. Thuần hóa ngựa bạch Tây Tạng là điều rất khó khăn. Một con ngựa Tây Tạng trưởng thành có thể nấu được 7 kg cao trong khi ngựa bạch Cao Bằng chỉ nấu được 3,5 kg.[12] So với giống ngựa thông thường, ngựa bạch được người mua ưa chuộng hơn, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, giống ngựa bạch chiếm số lượng nhiều hơn hẳn trong tổng đàn. nhiều người chọn mua ngựa bạch phần vì ngựa bạch đẹp mã hơn.[3]

Tại xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang giá ngựa Bạch được bán theo nhu cầu thị trường. Tức là khi ngựa bạch ở mức bình thường thì dao động từ 50 – 60 triệu đồng/con đực, 30 – 40 triệu đồng/con cái. Nhưng khi ngựa bạch đã khan hiếm thì giá trị đưa ra là vô cùng, có thể lên tới 80 triệu đồng/con không kể là cái hay đực.[9] Xã Hữu Kiên thuộc Chi Lăng, Lạng Sơn là địa phương sở hữu nhiều ngựa bạch nhất Việt Nam với trên 130 con trong tổng số chừng 400-500 con ngựa bạch trên toàn quốc. Đặc biệt hơn, đồng bào dân tộc nơi đây còn có những cách chăm ngựa bạch, tạo giống ngựa bạch, nấu cao ngựa bạch. Nghề nuôi ngựa từ lâu rất phát triển ở Hữu Kiên, hiện địa phương này có trên 700 con ngựa, đặc biệt hơn trong đó có khoảng trên 130 con là ngựa bạch.[2]

Quan niệm "ngựa bạch sạch cửa nhà" đã khiến cho giống bạch mã bao đời bị người dân miền Phẩm Giàng (xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) xa lánh và coi đó là con vật gắn liền với vận hạn đen đủi. Xã Hữu Kiên (Chi Lăng, Lạng Sơn) là địa phương sở hữu nhiều ngựa bạch nhất Việt Nam với trên 130 con trong tổng số chừng 400-500 con ngựa bạch trên toàn quốc. Nghề nuôi ngựa từ lâu rất phát triển ở Hữu Kiên, hiện địa phương này có trên 700 con ngựa, đặc biệt hơn trong đó có khoảng trên 130 con là ngựa bạch - một giống ngựa quý mà giá một con khi bán có thể đánh đổ chục con ngựa thường. Đặc biệt, ở Việt Nam hiện đã xuất hiện giống ngựa bạch Tây Tạng của Trung Quốc, hay cả loài ngựa bạch rất to lớn của Mông Cổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa bạch http://www.informatics.jax.org/wksilvers/ http://dantri.com.vn/suc-khoe/cao-ngua-bach-khong-... http://congannghean.vn/phong-su/201401/noi-buon-ng... http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=75438 http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/579/nghien-cu... http://thethaovanhoa.vn/doi-song/ky-2-di-cho-ngua-... http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/di-buon-ng... http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/159676/nguoi-dau-... http://www.vietnamplus.vn/nam-ngo-nghe-nuoi-ngua-d... http://vcn.vnn.vn/ngua-bach_i911_c131.aspx